Hệ màu in ấn là gì? Có những hệ màu in ấn nào?

Hệ màu in ấn là hệ màu sử dụng trong quá trình in ấn, nhằm đảm bảo màu sắc chính xác và nhất quán trên các sản phẩm in. 3 hệ màu phổ biến thường dùng hiện nay là CMYK, RGB và Pantone.

Việc lựa chọn hệ màu in ấn phù hợp đóng vai trò vô cùng quan trọng, bởi chọn sai hệ màu có thể làm giảm chất lượng sản phẩm, khiến màu sắc trên logo hoặc tài liệu không đúng với thực tế. Chọn đúng hệ màu không chỉ giúp sản phẩm in có màu sắc chính xác mà còn ảnh hưởng đến chất lượng tổng thể, chi phí và sự hài lòng của khách hàng.

Trong bài viết dưới đây, hãy cùng In Siêu Tốc tìm hiểu ngay hệ màu in ấn là gì, các hệ màu phổ biến và sự khác biệt giữa các hệ màu. Đồng thời, bài viết cũng cung cấp một số lưu ý và các lỗi sai thường thấy khi chọn hệ màu, cũng như thời điểm sử dụng từng hệ màu sao cho phù hợp.

hệ màu in ấn
Hệ Màu In Ấn – Những Điều Cần Biết Để Có Sản Phẩm In Hoàn Hảo

1. Hệ màu in ấn là gì? 

Hệ màu trong in ấn là các bảng màu chuẩn được sử dụng rộng rãi trong ngành in để đảm bảo tính nhất quán và chất lượng của màu sắc trên các ấn phẩm. Một số hệ màu phổ biến hiện nay bao gồm hệ màu CMYK, RGB và Pantone.

Mỗi hệ màu này được tạo ra bằng cách sử dụng một nhóm màu cơ bản, sau đó trộn chúng theo các tỷ lệ khác nhau để tạo ra dải màu hoàn chỉnh của hệ. Các hệ màu này cho phép các nhà thiết kế và in ấn lựa chọn bảng màu phù hợp, đảm bảo tính đồng nhất về màu sắc trên các thiết bị và vật liệu khác nhau.

Hệ màu được chia thành hai loại chính: hệ màu cộng và hệ màu trừ.

  • Hệ màu cộng: Là hệ màu có khả năng tự phát sáng, được sử dụng cho các thiết bị có khả năng phát sáng như màn hình TV, máy tính, điện thoại, thiết kế web, và các hình ảnh sử dụng cho mục đích trực tuyến.
  • Hệ màu trừ: Là hệ màu hiển thị nhờ ánh sáng phản xạ từ bề mặt vật liệu. Hệ màu này thường áp dụng cho các vật thể không tự phát sáng, mà phản xạ ánh sáng từ nguồn bên ngoài. Hệ màu trừ được sử dụng rộng rãi trong in ấn, như in banner, standee, bạt Hiflex, in PP, và bảng hashtag cầm tay.
các hệ màu trong in ấn
Hệ màu trong in ấn là các bảng màu chuẩn được sử dụng rộng rãi trong ngành in

2. Có các hệ màu in ấn nào

Có 3 hệ màu phổ biến thường được sử dụng trong in ấn hiện nay bao gồm CMYK, RGB và pantone. Dưới đây là một số đặc điểm của từng hệ màu mà bạn có thể tham khảo:

2.1 CMYK là gì?

Hệ màu CMYK là một hệ màu trừ, có khả năng hấp thụ ánh sáng và được ứng dụng phổ biến trong lĩnh vực in ấn. Hệ màu CMYK bao gồm bốn màu cơ bản:

  • Xanh lơ (C – Cyan)
  • Hồng sẫm (M – Magenta)
  • Vàng (Y – Yellow)
  • Đen (K – Keyline)

Mỗi màu cụ thể trong hệ màu CMYK được tạo ra bằng cách pha trộn 3 màu Cyan, Magenta và Yellow. Lý do màu đen không được gọi là “Black” mà được gọi là “Keyline” vì đây là màu khóa chính, được dùng như lớp phủ cuối cùng, ảnh hưởng đến độ tương phản và các chi tiết đậm nhạt của sản phẩm. Trong quy trình này, mày trắng chính là màu giấy mà bạn đưa vào máy in.

Nếu muốn thay đổi màu CMYK, bạn không dùng cách thêm ánh sáng vào mà bản thân màu có thể tự loại bỏ đi ánh sáng từ màu gốc để chuyển thành các màu khác nhau. Đây là lý do tại sao hệ màu CMYK được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực in ấn.

Ưu điểm: 

  • Tiết kiệm mực in: Trong in ấn, thay vì phải trộn 3 màu (CMY) để tạo màu đen, hệ CMYK bổ sung một hộp mực đen riêng, giúp giảm lượng mực cần dùng và tiết kiệm chi phí.
  • Tăng độ tương phản: Màu đen (keyline) trong hệ CMYK giúp cải thiện độ tương phản, làm cho sản phẩm in trở nên sắc nét và sáng rõ hơn.
  • Tránh chênh lệch màu sắc: Khi thiết kế và in ấn cùng hệ màu CMYK, màu sắc trên màn hình và bản in sẽ đồng nhất, tránh sai lệch so với việc thiết kế bằng hệ RGB.
  • Giảm thiểu sai sót: Các máy in hiện đại có thể dễ dàng xử lý hệ màu CMYK mà không cần pha trộn ba màu CMY, giúp hạn chế lỗi màu sắc và đảm bảo chất lượng in ổn định.
  • Nhược điểm:

Hệ màu CMYK có dải màu hạn chế hơn so với RGB, nên hình ảnh sẽ có màu sắc trầm hơn.

Ứng dụng: 

  • Công nghệ in ấn: Được dùng trong các công nghệ như in nhanh kỹ thuật số, in UV, in Offset, và in Flexo.
  • Thiết kế ấn phẩm: Phù hợp để in các sản phẩm như bạt Hiflex, standee, poster, băng rôn quảng cáo, brochure, tranh canvas, bảng hashtag cầm tay, hộp đèn, bạt UV, decal dán kính, và PP.
  • Chất liệu in: Áp dụng cho các chất liệu như vải canvas, bạt không gân, giấy couche, và vải silk.
hệ màu trong in ấn
Hệ màu CMYK là một hệ màu trừ

2.2 RGB là gì?

Hệ màu RGB là hệ màu cộng, bao gồm ba màu cơ bản:

  • Đỏ (R – Red)
  • Xanh lá (G – Green)
  • Xanh biển (B – Blue)

Khi kết hợp ba màu này theo tỷ lệ khác nhau, RGB tạo ra dải màu sắc rõ nét và sống động. Hệ màu RGB thường được sử dụng trong thiết kế hình ảnh và hiển thị màu trên các thiết bị điện tử có màn hình kỹ thuật số như màn hình TV, máy tính, và camera.

Về cơ chế hoạt động của hệ màu RGB, ánh sáng sẽ đi qua bộ lọc màu để tạo ra màu sắc với nhiều sắc độ khác nhau. Trong đó, mật độ ánh sáng 100% tạo ra màu trắng còn 0% tạo ra màu đen. Sử dụng dải mật độ từ 1-99% với các biến thể khác nhau sẽ tạo nên dải màu sống động.

File hệ RGB làm việc tốt với các thiết bị có màn hình kỹ thuật số sử dụng ánh sáng trắng làm cơ sở. Do đó, hệ màu này được sử dụng cho các màu thể hiện trên màn hình hay máy chiếu dùng ánh sáng. Trong in ấn, hệ màu này sẽ được chuyển sang các hệ màu thông thường để cho ra sản phẩm in đẹp và đảm bảo chất lượng màu in.

Ưu điểm: 

  • RGB mang lại màu sắc tươi sáng và sống động, tạo trải nghiệm xem chân thực.
  • RGB có dải màu rộng hơn CMYK, nên rất phù hợp cho thiết kế hình ảnh và website trên máy tính.
  • Từng điểm ảnh được hiển thị với màu sắc chính xác, tái hiện chi tiết chân thực nhất.

Nhược điểm: 

  • Khi sử dụng hệ màu RGB để in ấn, màu sắc trên chất liệu sẽ không giống hoàn toàn như trong file thiết kế. Do đó, RGB không phù hợp cho in các sản phẩm như poster, decal, bạt Hiflex hay bảng hiệu. Để in ấn, cần chuyển đổi từ RGB sang CMYK, dẫn đến sự chênh lệch về chất lượng màu sắc.
  • Độ sắc nét của hệ màu RGB phụ thuộc vào thiết bị hiển thị, nên màu sắc có thể thay đổi khi quan sát trên các thiết bị khác nhau.

Ứng dụng: 

Hệ màu RGB thường được sử dụng để hiển thị hình ảnh và video trên các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính bảng, TV thông minh và màn hình LED. RGB cũng tương thích với nhiều nền tảng thiết kế trên máy tính, bao gồm Photoshop, Canva, Adobe Spark, AutoCAD, CorelDRAW, Adobe InDesign và Adobe Illustrator.

bảng màu in ấn
Hệ màu RGB là hệ màu cộng

2.3 Hệ màu Pantone (PMS)

Hệ màu Pantone (PMS – Pantone Match System) hay còn gọi là hệ thống kết hợp màu phổ quát, là hệ màu thường dùng trong in ấn. Trong hệ thống của PMS, các màu đã được chuyên gia nghiên cứu, chuẩn hóa với các thông số kỹ thuật trong pha chế và đánh mã cụ thể được gọi là màu Pantone.

Khác với bốn màu cơ bản của hệ màu in ấn CMYK (Xanh lơ, Hồng sẫm, Vàng và Đen), hệ màu Pantone được xem là màu sắc thứ năm, hay còn gọi là màu đã được pha sẵn. Mỗi màu Pantone đều được gán một mã số riêng biệt để dễ dàng nhận biết và sử dụng.

Ưu điểm: 

  • Hệ màu Pantone đã được pha sẵn, cho phép người dùng sử dụng ngay lập tức mà không cần phải pha trộn.
  • Mỗi màu Pantone được gán mã số duy nhất và thống nhất toàn cầu, giúp các nhà thiết kế ở bất kỳ đâu dễ dàng tạo ra màu sắc giống nhau mà không cần gặp mặt trực tiếp, mang lại sự thuận tiện trong quá trình làm việc.
  • Không cần pha trộn màu, giúp giảm bớt nhu cầu sử dụng chuyên viên kỹ thuật, tiết kiệm thời gian và công sức.
  • Với bảng màu Pantone đã được ghi chú rõ ràng, người dùng không phải lo lắng về sự khác biệt màu sắc khi in trên các chất liệu khác nhau.
  • Dải màu của Pantone rất phong phú và được cải tiến hàng năm, mang đến nhiều lựa chọn phù hợp với nhu cầu và sở thích.
  • Màu sắc trong hệ Pantone thường tươi sáng và sinh động hơn so với màu pha từ hệ CMYK, tạo cảm hứng và năng lượng tích cực cho người nhìn.

Nhược điểm: 

Đối với các lệnh in sử dụng hệ màu Pantone, thiết bị in ấn cần được chuẩn bị kỹ lưỡng cho từng lệnh khác nhau, và chi phí in màu Pantone thường cao hơn so với in bằng CMYK. Hơn nữa, hệ màu Pantone chỉ có thể kết hợp với hệ CMYK, không thể kết hợp với hệ RGB.

Ứng dụng:

  • In ấn: Bạt không gân, in UV khổ lớn, PP UV xuyên đèn, catalogue, menu, trang UV vải canvas, banner, billboard, backdrop và nhiều ấn phẩm khác.
  • Máy móc hiện đại: Hệ màu Pantone được áp dụng trong các loại máy in như máy in Offset, máy in kỹ thuật số, máy in Flexo và máy in phủ UV, giúp tạo ra màu sắc đẹp và rực rỡ.
  • Dự án đặc biệt: Được dùng cho các dự án in yêu cầu màu sắc đặc biệt như màu huỳnh quang, màu kim loại và màu nhũ bạc/nhũ vàng.
  • Chất liệu in: Pantone có thể in lên nhiều chất liệu khác nhau như decal giấy, decal trong, bạt Hiflex, backlit film, giấy PP và giấy bristol.
hệ màu dùng trong in ấn
Hệ màu Pantone (PMS – Pantone Match System)

3. Sự khác biệt giữa hệ màu RGB và CMYK trong in ấn

Dưới đây là bảng so sánh sự khác biệt giữa hai hệ màu RGB và CMYK cũng như cách chuyển đổi hai hệ màu trong in ấn mà bạn có thể tham khảo:

3.1 Bảng so sánh chi tiết giữa RGB và CMYK

Tiêu chí so sánh Hệ màu RGB Hệ màu CMYK
Mục đích sử dụng Sử dụng cho thiết bị phát quang, hiển thị trên màn hình Sử dụng cho in ấn, máy in sử dụng mực
Thiết bị Màn hình máy tính, máy chiếu, thiết bị điện tử Máy in Offset, in kỹ thuật số, in Flexo
Chất lượng màu Màu sắc tươi sáng, rực rỡ trên màn hình Màu sắc có thể khác biệt khi in so với trên màn hình
Chỉnh sửa Thích hợp cho thiết kế web và chỉnh sửa ảnh số Phù hợp cho các thiết kế in ấn, cần chuyển đổi từ RGB sang CMYK
Lưu ý Cần sử dụng màu RGB cho thiết kế digital trên web Cần chọn màu CMYK cho in ấn, chỉnh sửa màu từ đầu để tránh sai lệch

3.2. Tại sao cần chuyển đổi từ RGB sang CMYK khi in ấn?

Dưới đây là những lý do tại sao cần chuyển đổi từ RGB sang CMYK khi in ấn:

  • Tối ưu hóa màu sắc: Khi thiết kế được chuyển sang hệ màu CMYK, màu sắc sẽ được tối ưu hóa để phù hợp với khả năng tái tạo của mực in, giúp màu trên bản in gần giống với màu trên màn hình.
  • Kiểm soát màu sắc chính xác: Chuyển đổi sang CMYK cho phép điều chỉnh màu sắc chính xác hơn, rất quan trọng cho các tài liệu quảng cáo, bao bì và ấn phẩm cần độ chính xác cao.
  • Tránh sự khác biệt màu sắc: Nếu thiết kế trong RGB mà không chuyển đổi sang CMYK, màu sắc trên bản in có thể khác biệt do RGB có dải màu rộng hơn, và không phải tất cả màu sắc đều có thể tái tạo chính xác bằng mực CMYK.
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian: Chuyển đổi sang CMYK trước khi in giúp giảm thiểu rủi ro và các vấn đề về màu sắc, từ đó tiết kiệm chi phí và thời gian cho bạn và nhà in.
  • Phù hợp với quy trình in ấn: Hầu hết các nhà in yêu cầu tài liệu ở định dạng CMYK để đảm bảo quá trình in diễn ra suôn sẻ và đạt kết quả tốt nhất. Việc chuyển đổi sớm giúp đảm bảo tài liệu được in chính xác và đẹp mắt.
có những hệ màu in ấn nào
Tại sao cần chuyển đổi từ RGB sang CMYK khi in ấn

4. Cần lưu ý gì khi sử dụng hệ màu in ấn?

Dưới đây là 2 lưu ý quan trọng khi sử dụng hệ màu in ấn:

Chuyển đổi hệ màu khi in để đảm bảo độ chính xác

Hầu hết các phần mềm đồ họa hiện nay đều hỗ trợ chức năng chuyển đổi giữa các hệ màu khác nhau. Dưới đây là hướng dẫn cách thực hiện trong hai phần mềm phổ biến nhất là Photoshop và Illustrator:

Trong Illustrator

  • Truy cập vào menu File.
  • Chọn Document Color Mode.
  • Tại đây, bạn có thể chọn giữa CMYK Color hoặc RGB Color tùy theo nhu cầu thiết kế của mình.

Trong Photoshop

  • Vào menu Image.
  • Chọn Mode.
  • Tại đây, bạn sẽ thấy các tùy chọn để chọn chế độ màu mà bạn muốn chuyển đổi.

Kiểm tra màu trước khi in: Proof màu và cách sử dụng

Proof màu là một bước quan trọng trong quy trình in ấn. Đây là phiên bản mẫu của tài liệu in, giúp kiểm tra màu sắc và độ chính xác trước khi tiến hành in hàng loạt. Để sử dụng proof màu, bạn có thể:

  • Tạo một phiên bản proof bằng cách sử dụng phần mềm thiết kế để xuất bản in dưới định dạng CMYK.
  • Sử dụng máy in chất lượng cao để in phiên bản proof này và so sánh với màu sắc mong muốn.
có mấy hệ màu in ấn
Các lưu ý khi sử dụng hệ màu in ấn

5. Các lỗi thường gặp khi chọn hệ màu trong in ấn là gì?

Dưới đây là 4 lỗi thường gặp khi chọn hệ màu trong in ấn mà bạn cần lưu ý:

  • Không đồng nhất màu thiết kế và màu in: Khi thiết kế sử dụng hệ màu RGB cho các ấn phẩm in ấn (thường yêu cầu hệ màu CMYK), màu sắc trên màn hình có thể không giống như màu in ra thực tế. Điều này có thể dẫn đến sự không hài lòng về màu sắc của sản phẩm cuối cùng.
  • Không chuyển đổi hệ màu phù hợp: Một lỗi phổ biến là không chuyển đổi tài liệu từ RGB sang CMYK trước khi gửi cho nhà in. Việc này có thể dẫn đến việc màu sắc in ra không giống như dự kiến.
  • Không kiểm tra proof màu: Proof màu là công đoạn quyết định độ chính xác của bản in. Nhiều designer bỏ qua bước này dẫn đến sai sót nghiêm trọng và tốn kém trong sản xuất.
  • Sử dụng hệ màu Pantone không phù hợp: Mỗi mã Pantone đại diện cho một màu chuẩn riêng biệt. Việc chọn sai mã số không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng in mà còn làm sai lệch nhận diện thương hiệu.
hệ màu in
Các lỗi thường gặp khi chọn hệ màu trong in ấn

6. Khi nào nên sử dụng từng hệ màu?

Nói một cách đơn giản, hệ màu CMYK là chế độ màu được sử dụng cho in ấn bằng mực, như khi thiết kế danh thiếp, trong khi hệ màu RGB được áp dụng cho màn hình hiển thị.

Khi bạn thêm nhiều màu vào hệ CMYK, kết quả màu sẽ trở nên tối hơn. Ngược lại, khi thêm nhiều màu vào hệ RGB, màu sắc sẽ trở nên sáng hơn.

Phạm vi màu của CMYK là 4×100, trong khi RGB có phạm vi màu là 3×256. Điều này có nghĩa là nhiều màu sắc đặc trưng trong RGB rất khó để tạo ra bằng hệ CMYK.

Một sai lầm phổ biến là quên chuyển đổi hệ màu từ RGB sang CMYK trước khi in, điều này có thể dẫn đến màu sắc in ra trở nên quá đậm hoặc quá nhạt. Tuy nhiên, may mắn là hầu hết các phần mềm thiết kế hiện nay đều hỗ trợ chuyển đổi giữa RGB và CMYK một cách dễ dàng.

các hệ màu in ấn
Khi nào nên sử dụng từng hệ màu?

Như vậy, có thể thấy hệ màu in ấn đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các sản phẩm chất lượng cao. Việc hiểu rõ và lựa chọn đúng hệ màu cho từng ứng dụng giúp giảm thiểu lỗi màu sắc, tối ưu hóa chất lượng sản phẩm và tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình sản xuất, từ đó đảm bảo rằng sản phẩm in ra giống như mẫu thiết kế ban đầu.

zalo