In PP và decal được sử dụng phổ biến trong công nghệ in ấn như in biển bảng quảng cáo ngoài trời, in tranh ảnh treo tường trong nhà, in banner, phông bạt,… Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người dùng lựa chọn phương pháp cũng như chất liệu sản phẩm khác nhau. Bài viết sau sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về so sánh chất liệu in PP với decal.
1. Đôi nét về chất liệu PP và decal
Thông tin dưới đây sẽ cung cấp cho bạn những điểm khác biệt khi so sánh chất liệu in decal với PP, những hiểu biết cơ bản về chất liệu PP và decal. Từ đó giúp bạn có được sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu của mình.
1.1. Chất liệu Decal
Decal là gì? Decal còn có tên gọi là nhãn tự dính hay giấy tự dính. Nguyên nhân bởi chúng được tích hợp sẵn lớp keo có khả năng tự dính lên các bề mặt phù hợp khi tác động lực vào. Nói cách khác, decal dính nhờ áp lực. Đây là cách phân biệt decal với các loại nhãn khác, chỉ có khả năng dính khi được làm ướt, làm nóng hay bôi keo thông thường lên mặt sau.
Lớp keo sau nhãn decal được dán giấy bảo vệ. Khi sử dụng, chỉ cần lột lớp đế này và đặt lên bề mặt, sau đó nhẹ nhàng miết lên bề mặt thì nhãn sẽ được dán chặt vào sản phẩm.
Decal có cấu tạo gồm 4 lớp như sau:
- Lớp mặt: Được chế tạo bằng giấy, vải hay màng nhựa tùy theo yêu cầu sử dụng. Lớp mặt được in nội dung mà nhãn thể hiện nội dung.
- Lớp keo: Có tác dụng kết dính nhãn và bề mặt sản phẩm. Keo sẽ được phủ lên phía sau của lớp mặt.
- Lớp silicon (hay PE- silicon): Được sử dụng để phủ lên mặt tiếp xúc giữa đế và lớp keo. Điều này khiến công việc gỡ decal dán dễ dàng mà không bị dính keo vào đế và giảm tác dụng kết dính.
- Lớp đế: Cấu tạo bằng giấy Kraft hoặc Glassine có tác dụng bảo vệ lớp keo khỏi bụi bẩn, dị vật khi chưa sử dụng đến.
1.2. Chất liệu in PP
PP là gì? PP còn được gọi là Polypropylene. Đây là một loại chất liệu sử dụng phổ biến trong ngành công nghiệp in ấn. In pp sử dụng chất liệu giấy dày và có độ bám mực tốt. Sau khi in cần tráng thêm lớp màng mỏng lên bề mặt để bảo vệ mực in.
Mặt sau của sản phẩm in PP có thể có keo hoặc không có keo. Tùy thuộc mục đích sử dụng mà nhà sản xuất có tích hợp lớp keo dán hay không.
2. Phân loại PP và decal
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại PP và Decal khác nhau. Những thông tin sau sẽ giúp bạn phân loại và lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu nhất.
2.1. Phân loại Decal
Có 3 cách phân loại Decal khi so sánh chất liệu in PP với decal, đó là phân theo đặc tính, mục đích sử dụng và kích thước.
2.1.1. Phân theo đặc tính
Decal có nhiều loại được phân theo đặc tính như sau:
- In decal mờ: Sử dụng lớp pony vinyl mờ, có bề dày khoảng 0.1mm được phủ một lớp keo vinyl adhesive lên trên. Tiếp theo phủ lên lớp giấy có tráng dầu. Mặt còn lại của decal có độ sần nhẹ giống như những hạt cát nhỏ. Công nghệ in này được sử dụng cho decal vách kính văn phòng; cửa lớn, cửa kính nhà tắm,…
- In decal giấy: Lớp mặt decal được làm bằng giấy. Sản phẩm được sử dụng trang trí trong nhà, văn phòng,…
- In decal trong: Có hai mặt trong suốt có thể nhìn qua được, tạo nên vẻ sang trọng và hiện đại. Sản phẩm được sử dụng ở các nhà hàng, trung tâm thương mại lớn hoặc làm nhãn dán cho thương hiệu sản phẩm.
- In decal lưới: Được cấu tạo từ nhiều mắt lưới để đảm bảo độ bám dính nhưng vẫn không cản trở tầm nhìn của người bên trong. Decal lưới được sử dụng trong các các tòa nhà, văn phòng, phòng giám đốc,…
- In decal sữa: Được làm từ chất liệu có màu trắng sữa, bề mặt phủ lớp nhựa mỏng. Mặt sau được phủ keo để có thể bám dính lên bề mặt sản phẩm. Decal sữa được sử dụng ở các bề mặt cong, gấp khúc để đảm bảo bền chắc, không bị bong sau thời gian sử dụng.
- In decal nhựa: Decal nhựa được sử dụng như bao bì sản phẩm, nhằm cung cấp thông tin cho khách hàng.
- In decal chuyển nhiệt: Công nghệ được sử dụng để in hình ảnh, tên hoặc số lên áo thun, vải,…. Loại decal này là có thể in lên nhiều chất liệu vải khác nhau và giữ được độ sắc nét của hình ảnh.
2.1.2. Phân theo mục đích sử dụng
Decal được phân loại theo mục đích như sau:
- Decal dán kiếng xe cản tia UV, decal cách nhiệt.
- Decal phản quang dùng để di chuyển hoặc nhận biết trong điều kiện thiếu sáng.
- Decal dán mờ có công dụng cản ánh sáng.
- Decal dán cửa kính trong suốt dùng cho các văn phòng, tòa nhà,…
2.1.3. Phân loại theo kích thước
Decal thường ở dạng cuộn giúp thuận tiện cho việc sử dụng. Những kích thước chiều ngang phổ biến là 0.6m, 1.2m và 1.5m. Ngoài ra, có các loại decal được in với kích thước khổ giấy A1, A2, A3, A4, A5,…
Bên cạnh đó bạn có thể xem qua bài viết để so sánh decal giấy và decal nhựa, để hiểu rõ hơn về chất liệu decal
2.2. Phân loại decal PP
In PP được phân loại theo mục đích sử dụng và kích thước. Cụ thể như sau:
2.2.1. Phân loại theo mục đích sử dụng
Tùy theo mục đích sử dụng mà có các loại decal được sử dụng cho từng hình thức in PP khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người dùng và tạo hiệu suất sử dụng tối đa:
- In PP trong nhà: Được sử dụng mực nước để in lên bề mặt. Sản phẩm sau khi in được sử dụng trong nhà, không tiếp xúc với điều kiện khí hậu khắc nghiệt như mưa to, gió bão hay nắng gắt, sương,… Công nghệ được áp dụng đối với in poster quảng cáo, in tranh trang trí trong nhà hoặc các khu triển lãm, dán kính văn phòng,…
- In PP ngoài trời: Sử dụng mực dầu để in để đảm bảo yếu tố bền màu khi tiếp xúc với các tác nhân bên ngoài môi trường. Công nghệ in được áp dụng đối với những poster hay bảng biển quảng cáo đặt ngoài trời.
- In PP cán bóng, cán mờ: Sau khi in, tùy vào mục đích cũng như yêu cầu của khách hàng mà có thể phủ lớp màng bảo vệ PVC loại bóng hoặc mờ. Công nghệ in cán bóng hoặc cán mờ được sử dụng trong poster, standee quảng cáo. Hoặc có thể dùng trong trang trí quán ăn, siêu thị, văn phòng làm việc, gia đình,…
- In PP cán format: Sau khi in PP ngoài trời thì kỹ thuật viên bồi bản in lên tấm format có độ dày khoảng 5cm để tăng tuổi thọ cho sản phẩm. Sử dụng phương pháp này cho các biển quảng cáo, thông báo ngoài trời bởi chúng có khả năng chịu va đập và chống chọi với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
2.2.2. Phân loại theo kích thước
Thông thường, in PP có bốn kích thước cơ bản cho khách hàng lựa chọn. Đó là:
- Khổ 1: Chiều rộng 0,914m, chiều dài 50m.
- Khổ 2: Chiều rộng 1.07m, chiều dài 50m.
- Khổ 3: Chiều rộng 1.27m, chiều dài 50m.
- Khổ 4: Chiều rộng 1.52m, chiều dài 50m.
Khi khách hàng có nhu cầu chọn in PP khổ lớn, kỹ thuật viên sẽ dùng phương pháp cắt file sau đó in và dán nối các phần lại với nhau. In PP khổ lớn được dùng khi muốn in biển quảng cáo tranh ảnh ngoài trời, trên các dãy phố, hoặc những công trình đang thi công, nhưng giá in decal PP này sẽ cao hơn so với khổ nhỏ…
3. Ứng dụng của PP và decal
Khi so sánh chất liệu in PP với decal thì cả hai phương pháp in PP và decal đều được sử dụng trong đời sống, phù hợp với nhiều nhu cầu sử dụng của con người.
Ứng dụng của Decal:
- Dùng trong việc in ấn poster, quảng cáo các sự kiện ngoài trời.
- In nhãn mác, bao bì, tem dán của các sản phẩm, hàng hóa trên thị trường.
- Làm tem chống hàng giả, tem bảo hành cho các sản phẩm.
- Dùng để trang trí cửa kính văn phòng, trung tâm thương mại, gia đình hay dán tường trong nhà.
Ứng dụng của in PP:
- Sử dụng PP để in các Poster quảng cáo trong nhà hay ngoài trời.
- Cán Formex để làm các bảng biển chỉ dẫn đường, biển báo giao thông, biển cảnh báo tại công trường xây dựng,…
- In tranh ảnh dán tường, lịch trang trí trong gia đình hay văn phòng, công ty, hội chợ,…
4. Ưu, nhược điểm của chất liệu PP và decal
So sánh chất liệu in PP với decal đều có những ưu nhược điểm riêng. Người dùng cần cân nhắc để có thể chọn lựa được phương pháp phù hợp với nhu cầu sử dụng và tăng tuổi thọ sản phẩm.
4.1. Ưu nhược điểm của decal
Những ưu điểm khách hàng nhận được khi in decal dán:
- Chất liệu có độ co giãn tốt và độ bền tương đối cao.
- Có thể sử dụng để dán lên nhiều bề mặt với chất liệu khác nhau. Những khu vực khó dán như góc nhọn, cạnh bo tròn đều có thể sử dụng decal.
- Có tính tiện dụng cao. Chỉ cần gỡ lớp đế và dán lên bất kỳ vị trí nào phù hợp.
- Giá thành hợp lý và có thể in với số lượng lớn để sử dụng dần.
Tuy nhiên, sử dụng decal vẫn tồn tại nhược điểm đó là một số loại decal có độ bền chưa cao. Lớp keo dán hoặc lớp mặt có thể bị bong khi gặp điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
4.2. Ưu nhược điểm của phương pháp in PP
Những ưu điểm khách hàng nhận được khi sử dụng phương pháp in PP bao gồm:
- Sản phẩm được sử dụng phương pháp in PP có màu sắc bắt mắt, đường nét rõ ràng, hạn chế được tình trạng nhòe hay mờ chữ, hình ảnh.
- Chất liệu sử dụng như mực in, giấy in hay lớp màng phủ bảo vệ đều không độc hại và tuyệt đối an toàn cho người dùng.
- Sản phẩm bền, có độ bám dính cao, sử dụng được trong thời gian dài.
- Có thể ứng dụng rộng rãi trên nhiều sản phẩm, chất liệu khác nhau.
Khi sử dụng in PP, điều gây nên sự bất tiện đó là lớp keo dán khá chắc và bám dính lâu trên bề mặt được dán. Bên cạnh đó, với chất liệu giấy và nhựa dễ thấm nước nên nếu không được phủ lớp bảo vệ sẽ không chịu được độ ẩm cao.
Bài viết trên đây đã cung cấp cho bạn đầy đủ những thông tin khi muốn so sánh chất liệu in PP với decal. Tùy thuộc vào nhu cầu cũng như mục đích sử dụng mà khách hàng chọn phương pháp phù hợp nhất với mình để đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất.