Định lượng giấy là một thuật ngữ phổ biến trong ngành in ấn, dùng để chỉ độ dày hoặc khối lượng của một tờ giấy trên một đơn vị diện tích (viết tắt là GSM). Định lượng này không chỉ phản ánh độ dày của giấy mà còn ảnh hưởng đến các sản phẩm. Vậy định lượng giấy là gì? Cách tính và lựa chọn gsm phù hợp. Hãy đọc bài viết dưới đây của In Siêu Tốc để được giải đáp.
1. Định lượng giấy (GSM) là gì?
Định lượng giấy, hay còn gọi là (Grams per Square Meter – gram trên mỗi mét vuông), được đo bằng đơn vị gram trên mét vuông (g/m²), thường được viết tắt là gsm. Định lượng giấy càng cao, nghĩa là trên một diện tích 1 mét vuông, tờ giấy đó sẽ nặng hơn, từ đó cho thấy độ dày của nó.
Vậy giấy có cùng chỉ số GSM thì có dày như nhau không?
Theo lý thuyết, chỉ số gram trên mỗi mét vuông (GSM) càng cao thì giấy sẽ càng dày và cứng. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đúng trong thực tế, vì độ dày và độ cứng của giấy còn phụ thuộc vào loại bột giấy và keo hỗn hợp được sử dụng trong quá trình sản xuất.
Những loại giấy làm từ bột giấy nặng có thể mỏng hơn, trong khi giấy làm từ bột giấy nhẹ lại có thể dày hơn, ngay cả khi cả hai loại giấy này có cùng GSM. Bạn có thể hình dung điều này giống như việc so sánh 1 kg bông và 1 kg gạo – dù trọng lượng bằng nhau nhưng kích thước và cảm giác của chúng hoàn toàn khác nhau
Xem thêm:
Báo giá in màu a4 tại tphcm
So sánh chất liệu in pp với decal và ứng dụng của từng loại
2. Cách tính định lượng giấy GSM
Công thức tính: GSM = khối lượng giấy (gram) / diện tích giấy (m²)
4 bước tính định lượng giấy GSM:
- Bước 1: Chuẩn bị: Bạn cần một tờ giấy muốn đo, một chiếc cân tiểu ly có độ chính xác cao và một thước đo.
- Bước 2: Đo diện tích: Cắt một mẫu giấy có kích thước chuẩn, ví dụ như 10cm x 20cm (diện tích là 0.02m²). Nếu sử dụng giấy A4, diện tích sẽ là 0.021m².
- Bước 3: Cân khối lượng: Đặt mẫu giấy lên cân và ghi lại kết quả.
- Bước 4: Tính toán: Áp dụng công thức GSM để tính toán.
Ví dụ: Nếu mẫu giấy có khối lượng 10 gram và diện tích 0.02m², thì GSM = 10g / 0.02m² = 500gsm.
Lưu ý: Kết quả đo có thể chênh lệch một chút so với giá trị thực tế do các yếu tố như độ ẩm, nhiệt độ và các tác động ngoại lực lên giấy.
3. Bảng tra định lượng giấy
Dựa theo độ dày của ta có được bảng tra định lượng giấy như sau:
Lưu ý:
- Định lượng của giấy càng cao thì càng nặng và càng dày.
- Định lượng càng thấp thì càng nhẹ và càng mỏng hơn.
- Định lượng giấy phụ thuộc vào trọng lượng của nguyên liệu sản xuất giấy nên không phải cứ giấy có định lượng như nhau thì độ dày bằng nhau. Tức, dù giấy có cùng diện tích, khối lượng như nhau nhưng độ mỏng và dày không giống nhau.
4. Định lượng gsm của các loại giấy
Dưới đây là định lượng của 8 loại giấy cơ bản:
- Giấy Ford: dao động từ 70-90gsm và nó thường được sử dụng để in tài liệu văn phòng, báo cáo, sách vở.
- Giấy Bristol: bề mặt mịn màng và bóng nhẹ, giấy Bristol (230-350gsm) là lựa chọn hoàn hảo cho những ấn phẩm cao cấp như thiệp mời, hộp đựng mỹ phẩm, poster.
- Giấy Ivory: từ 190gsm đến 400 gsm, thường được dùng làm bao bì sản phẩm, đặc biệt là các sản phẩm mỹ phẩm, thực phẩm.
- Giấy Couche: định lượng từ 90-300gsm, nhờ bề mặt bóng loáng nên được chọn để in ấn các ấn phẩm quảng cáo, brochure, catalogue.
- Giấy Couche Matt: từ 160-300gsm và nó có bề mặt mờ, giảm thiểu sự phản chiếu ánh sáng, giúp hiển thị văn bản và hình ảnh trở nên rõ nét hơn.
- Giấy Duplex: định lượng trên 300gsm với một mặt trắng sáng và một mặt sẫm màu, thường dùng làm hộp đựng sản phẩm có kích thước lớn.
- Giấy Crystal: Giấy có một mặt láng bóng và một mặt nhám thường được sử dụng như một giải pháp trung gian giữa giấy Couche và giấy Bristol, tùy theo yêu cầu cụ thể của từng sản phẩm.
- Giấy Kraft: từ 50-175gsm, thường được sử dụng để làm bao bì đựng thực phẩm, túi giấy, hộp giấy.
Tham khảo
Dịch vụ in offset giá rẻ
Các kích thước các khổ giấy in phổ biến
5. Các loại định lượng giấy phổ biến
Thị trường hiện nay có các loại giấy như: Giấy Ford, Couche, Bristol, Duplex, Crystal, Kraft,… Tùy theo mục đích sử dụng mà khách hàng có thể chọn cho mình định lượng giấy phù hợp để in ấn. Dưới đây là những mức định lượng phổ biến và ứng dụng:
- Từ 35gsm đến 55gsm: Đây là một trong những định lượng giấy khá mỏng, chúng rất mềm và chữ có thể nhìn thấy được ở mặt sau, chi phí giấy cũng rất rẻ và chỉ được dùng để in báo hoặc in tờ rơi giá rẻ cỡ nhỏ.
- Từ 90gsm đến 100gsm: Định lượng giấy này vừa đủ khi bạn muốn in những ấn phẩm cho người dùng dễ đọc và chúng có độ cứng dày vừa phải, ấn phẩm không quá nặng đồng thời có thể đóng thành tập mà không quá dày. Thông thường người ta hay sử dụng định lượng giấy này cho phong bì, catalog….
- Từ 120gsm đến 140gsm: Với định lượng giấy này, chúng có độ cứng cao, rất phù hợp cho những ấn phẩm in quảng cáo ngoài trời hay bìa sách hoặc những ấn phẩm yêu cầu có độ cứng cao. Tuy nhiên thường gặp nhất chính là các ấn phẩm quảng cáo ngoài trời, bởi với độ cứng của chúng, chúng có thể sử dụng được lâu.
- Từ 210gsm đến 300gsm: Với định lượng giấy này, chúng rất dày và có độ cứng rất cao, bạn có thể sử dụng chúng để làm hộp giấy, bao bì sản phẩm chứ ít được sử dụng làm Catalog hay tờ rơi, hoặc chúng có thể sử dụng để in các quảng cáo ngoài trời.
- Từ 350gsm đến 400gsm: Đây là một trong những loại giấy có độ dày và cứng nhất, kéo theo đó là trọng lượng cũng khá lớn.
Tuy nhiên chúng lại có thể giúp chịu lực tốt nên chúng được sử dụng để làm thùng giấy hộp giấy… chúng có thể giúp bảo quản sản phẩm khá tốt và bạn có thể in ấn thông in bên ngoài.
Với những thông tin trên, chúng tôi mong rằng đã giúp cho bạn giải đáp được câu hỏi định lượng giấy là gì? Để bạn có những quyết định tốt nhất trong việc lựa chọn phù hợp cho bản thân.
Xem thêm:
Tìm hiểu về in kỹ thuật in offset
In chất liệu pp ứng dụng in ấn phẩm nào ?
Công nghệ in kỹ thuật số